Ngày tiết xuân Phân là gì? và Ngày xuân phân có nguồn gốc như thế nào? Mời các bạn cùng Xosodailoc.net tìm hiểu nhé!
Ngày Xuân Phân là gì?
Xuân phân là thời điểm ban ngày và ban đêm dài bằng nhau ở xích đạo.
Bói bài cho biết về mặt thời gian, Xuân phân thường rơi vào 19-21/3 hàng năm. Tại điểm xuân phân, ta có thể quan sát Mặt Trời mọc “chính xác” ở phía Đông và lặn “chính xác” ở phía Tây. Trước và sau ngày Xuân phân 3 tháng, Mặt trời có xu hướng mọc và lặn nhích dần về phía Bắc mỗi ngày.
Quan niên về ngày Xuân Phân
Theo quan niệm phương đông cổ đại, Xuân phân là 1 trong 24 tiết khí trong nông lịch. Tiết Xuân phân bắt đầu từ điểm giữa mùa xuân tức khoảng từ ngày 19-21/3 và kéo dài đến 4-5/4 và sau đó tiết Thanh minh bắt đầu.
Khoa học phương Tây lại có ý kiến khác, cho rằng Xuân phân là thời điểm bắt đầu mùa Xuân tại Bắc Bán cầu. Tại thời điểm này Mặt Trời xuất hiện gần xích đạo nhất và đi lên hướng Bắc. Thời điểm này đặc biệt bởi vì trục xoay của quả đất đứng nghiêng 23°4. Vì độ nghiêng này, chúng ta nhận ánh sáng nhiều nhất từ mặt trời trong mùa hè (ngày dài đêm ngắn) và ít nhất trong mùa đông (ngày ngắn đêm dài). Đây là lí do vì sao vào ngày Xuân phân ngày và đêm dài bằng nhau.
Còn theo chiêm tinh học Xuân phân được coi điểm đầu tiên của cung Bạch Dương trong Hoàng đạo.
Cảm nhận được gì về Xuân phân từ bên ngoài tự nhiên
Trong tiết khí này, âm dương cân bằng, thời tiết thuận hòa, vạn vật tốt tươi, ngày đêm dài ngắn như nhau nên có tên là Xuân Phân, tức là chia đều mùa xuân ra. Người xưa lấy mốc từ Lập Xuân tới Lập Hạ là mùa Xuân, Xuân Phân là chính giữa khoảng thời gian đó, lúc khí xuân cực thịnh.
Tiết Xuân phân không chỉ tốt cho nông vụ, cấy cày mà còn đặc biệt có lợi với việc cưới hỏi, mang thai, sinh nở, hứa hẹn những điều may mắn và an lành. Vì thế, xem tử vi thường đưa ra khuyến cáo nên làm việc hỉ trong Xuân Phân.
Xuân phân và lễ hội trên thế giới
Theo quan niệm của người xưa, Xuân phân là thời điểm âm dương cân bằng, thời tiết thuận hòa khiến cho vạn vật, cây cối, muông thú tốt tươi. Xuân phân đến xua tan giá lạnh sau những ngày giá rét. Nhiều quốc gia trên thế giới chọn Xuân phân là dấu mốc cho các lễ hội quan trọng.
Ngày lễ Phục sinh của Kito giáo là ngày Chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn kể từ ngày Xuân phân.
Ngày Xuân phân ở nước Nhật Bản là ngày lễ toàn quốc để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình, sau tiết Xuân phân là sẽ tới tiết Thanh minh vào ngày 4/4.
Lễ hội Norouz (lễ hội năm mới hay lễ hội đầu Xuân) của Iran được tổ chức vào ngày này.
Đạo Baha’i tổ chức lễ Naw-Rúz vào ngày Xuân phân.
Lễ hội Ostara của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) cũng diễn ra vào ngày này.
Giữa tháng 3 cũng bắt đầu tháng Nisan, tháng đầu tiên theo lịch tôn giáo của người Do Thái.
Năm mới Tamil được tổ chức sau ngày Xuân phân, tại bang miền nam Ấn Độ (Tamil Nadu).
Lễ hội Chol Chnam Thmay mừng năm mới của người Khmer bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch và tháng 03 âm lịch và các ngày Tết Lào, Tết Thái Lan, Tết Miến Điện cũng bắt đầu vào giữa tháng 4.